Nhiều khó khăn trong phát triển Đảng ở các doanh nghiệp
(THO) - Phát triển Đảng trong doanh nghiệp (DN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng DN ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này ở các DN, nhất là DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Lễ bàn giao và tiếp nhận chi bộ Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Long thuộc
Đảng bộ Công ty Đóng tàu Nam Triệu về trực thuộc Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh.
Đảng bộ Khối DN tỉnh hiện có 95 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 50 đảng bộ cơ sở và 45 chi bộ cơ sở với 5.684 đảng viên, gồm 28 DN có vốn Nhà nước từ 50% trở lên, 11 DN có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống, 55 công ty CP tư nhân, công ty TNHH và 1 chi bộ cơ quan Đảng ủy Khối DN tỉnh. Những năm qua, Đảng bộ Khối DN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp chỉ đạo công tác phát triển Đảng trong các DN, song kết quả đạt được chưa như mong muốn. Theo tìm hiểu thực tế, việc phát triển Đảng trong các DN, đặc biệt là DN CP, DN tư nhân khó khăn là do chủ DN chưa nhận thức đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong DN nên không mặn mà với công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên. Thậm chí có chủ DN còn cho rằng việc thành lập tổ chức đảng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, mất thời gian họp hành, tập huấn..., vì vậy, họ không muốn thành lập và cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng hoạt động. Trong khi đó, nhận thức của quần chúng lại chưa cao, nhiều người lao động không có nguyện vọng vào Đảng với lý do như: Mất thời gian dự sinh hoạt chi bộ, bị phê bình, kiểm điểm nếu không hoàn thành nhiệm vụ... Mặt khác, phần lớn các DN tư nhân là DN nhỏ và vừa, số lượng lao động không nhiều nên việc tạo nguồn quần chúng kết nạp vào Đảng cũng trở nên “khan hiếm”. Đơn cử như Công ty CP Vật liệu chất đốt Thanh Hóa, Công ty CP Điện máy hóa chất Thanh Hóa, Công ty CP Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa..., do không có tổ chức cơ sở đoàn nên công tác tạo nguồn gặp nhiều khó khăn. Một số đơn vị như Tổng Công ty CP Tư vấn xây dựng giao thông, Công ty TNHH Xây lắp đầu tư và phát triển nông - lâm nghiệp, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thanh Hóa... nhiều năm liên tục không phát triển mới được đảng viên nào, thậm chí còn giảm số lượng đảng viên do luân chuyển công tác.
Đối với khối DN Nhà nước, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan khiến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng gặp nhiều khó khăn bởi không ít tổ chức đảng, đặc biệt là người đứng đầu chưa hài hòa được vai trò lãnh đạo tổ chức đảng với vai trò điều hành, quản lý DN. Một số DN còn lúng túng trong việc xác định nội dung và phương thức hoạt động; đội ngũ cấp ủy cơ sở đảng đại đa số là kiêm nhiệm, tập trung chủ yếu cho công tác chuyên môn nên chưa dành nhiều thời gian để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cấp ủy, đảng viên tại một số tổ chức cơ sở đảng lại chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng, hiệu quả thấp. Thêm vào đó, việc thực hiện sinh hoạt đảng theo đúng quy định, định kỳ có nơi còn chưa thực sự nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng sinh hoạt chưa đạt yêu cầu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 DN FDI đang hoạt động, thu hút gần 90.000 công nhân, lao động, trong đó nhiều người có trình độ cao đẳng, đại học để tạo nguồn phát triển Đảng nhưng chưa DN nào có tổ chức cơ sở đảng. Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) có hơn 17.000 công nhân, lao động nhưng công ty chưa có tổ chức cơ sở đảng. Anh Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, cho biết: “Công ty có nhiều công nhân là đảng viên, nhưng do công ty không có tổ chức cơ sở đảng nên công nhân phải sinh hoạt tại địa phương. Do đặc thù sản xuất, công nhân phải tăng ca nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt đảng tại các chi bộ ở địa phương”. Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Minh, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Qua khảo sát tại các DN, nhiều công nhân, lao động mong muốn có tổ chức cơ sở đảng để họ có cơ hội được kết nạp Đảng, được sinh hoạt trong tổ chức đảng, nhưng do công tác tiếp cận, vận động, thuyết phục các chủ DN FDI trong việc phát triển Đảng chưa được triển khai một cách chủ động nên họ ít quan tâm đến công tác này mà tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì thế, ở nhiều DN FDI dù đã có đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ nhưng vẫn chưa vận động thành lập được.
Để việc thành lập tổ chức cơ sở đảng và kết nạp đảng viên trong các DN ngày càng phát triển, thiết nghĩ các cấp ủy cần tích cực tuyên truyền, vận động để chủ DN nhận thức rõ việc có tổ chức đảng trong DN là để cùng DN thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của chủ DN đối với hoạt động của tổ chức đảng. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giữ vững nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy cơ sở và cán bộ chủ chốt của DN, đồng thời tập trung chỉ đạo thành lập tổ chức đảng ở những DN có sử dụng nhiều lao động, sản xuất, kinh doanh ổn định và lựa chọn kết nạp vào Đảng những quần chúng thực sự ưu tú nhằm tạo sự lan tỏa tích cực đến người lao động và DN.
Đối với khối DN Nhà nước, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan khiến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng gặp nhiều khó khăn bởi không ít tổ chức đảng, đặc biệt là người đứng đầu chưa hài hòa được vai trò lãnh đạo tổ chức đảng với vai trò điều hành, quản lý DN. Một số DN còn lúng túng trong việc xác định nội dung và phương thức hoạt động; đội ngũ cấp ủy cơ sở đảng đại đa số là kiêm nhiệm, tập trung chủ yếu cho công tác chuyên môn nên chưa dành nhiều thời gian để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cấp ủy, đảng viên tại một số tổ chức cơ sở đảng lại chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng, hiệu quả thấp. Thêm vào đó, việc thực hiện sinh hoạt đảng theo đúng quy định, định kỳ có nơi còn chưa thực sự nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng sinh hoạt chưa đạt yêu cầu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 DN FDI đang hoạt động, thu hút gần 90.000 công nhân, lao động, trong đó nhiều người có trình độ cao đẳng, đại học để tạo nguồn phát triển Đảng nhưng chưa DN nào có tổ chức cơ sở đảng. Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) có hơn 17.000 công nhân, lao động nhưng công ty chưa có tổ chức cơ sở đảng. Anh Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, cho biết: “Công ty có nhiều công nhân là đảng viên, nhưng do công ty không có tổ chức cơ sở đảng nên công nhân phải sinh hoạt tại địa phương. Do đặc thù sản xuất, công nhân phải tăng ca nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt đảng tại các chi bộ ở địa phương”. Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Minh, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Qua khảo sát tại các DN, nhiều công nhân, lao động mong muốn có tổ chức cơ sở đảng để họ có cơ hội được kết nạp Đảng, được sinh hoạt trong tổ chức đảng, nhưng do công tác tiếp cận, vận động, thuyết phục các chủ DN FDI trong việc phát triển Đảng chưa được triển khai một cách chủ động nên họ ít quan tâm đến công tác này mà tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì thế, ở nhiều DN FDI dù đã có đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ nhưng vẫn chưa vận động thành lập được.
Để việc thành lập tổ chức cơ sở đảng và kết nạp đảng viên trong các DN ngày càng phát triển, thiết nghĩ các cấp ủy cần tích cực tuyên truyền, vận động để chủ DN nhận thức rõ việc có tổ chức đảng trong DN là để cùng DN thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của chủ DN đối với hoạt động của tổ chức đảng. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giữ vững nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy cơ sở và cán bộ chủ chốt của DN, đồng thời tập trung chỉ đạo thành lập tổ chức đảng ở những DN có sử dụng nhiều lao động, sản xuất, kinh doanh ổn định và lựa chọn kết nạp vào Đảng những quần chúng thực sự ưu tú nhằm tạo sự lan tỏa tích cực đến người lao động và DN.
(Nguồn: Báo Thanh Hóa điện tử)
Các tin khác
- Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng: Từ đổi mới đến khát vọng bứt phá
- Hoạt động hiệu quả, Lasuco đang mở ra chu kỳ phát triển mới nhanh và bền vững
- Thực hành đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới - cơ sở quan trọng góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Phát huy vai trò của Trang thông tin điện tử Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Những hình ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến
- Kết quả công tác phát triển đảng viên mới trên địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
Truy cập
Hôm nay:
1305
Hôm qua:
1899
Tuần này:
1305
Tháng này:
8582
Tất cả:
2854415